ESG

CÂU CHUYỆN VƯỢT NGOÀI
"XU HƯỚNG"

Chào các cậu! tớ là E - Environment
tức LÀ môi trường đó. tớ còn mang
trong mình trọng trách bảo vệ
mẹ thiên nhiên nữa cơ!

Tớ cŨNG đại diện cho yếu tố xoay quanh
tác động của doanh nghiệp đến môi trường tự nhiên
như tài nguyên thiên nhiên hay sử dụng
năng lượng xanh...

Hi, tớ là Social – Yếu tố tập trung vào
cách doanh nghiệp ảnh hưởng đến
khách hàng, nhân viên,
cộng đồng và xã hội.

Tớ còn là sự tổng hòa của khả năng tạo ra điều kiện làm việc tốt
cho người lao động cũng như đóng góp của các doanh nghiệp
vào hoạt động xã hội nữa!

Tớ vừa đi họp cổ đông về nên đến hơi muộn...
XIN CHÀO. Tên đầy đủ của tớ là
Government – Yếu tố quản trị!

Tớ tập trung vào cách doanh nghiệp được quản lý và vận hành.
Một khi tớ được chú ý sẽ thể hiện được tính minh bạch, độc lập
của Hội đồng Quản trị và khả năng kiểm soát tài chính tốt.

Việc áp dụng tớ giúp hạn chế tối đa những xung đột lợi ích,
đảm bảo trách nhiệm và tạo niềm tin cho cổ đông
và nhà đầu tư các cậu ạ!

Mình là Environment, sẽ góp phần vào việc tạo ra một xã hội và môi trường tốt đẹp hơn. Bằng cách quản lý tốt các vấn đề liên quan đến xã hội và môi trường, doanh nghiệp có thể góp phần vào việc giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và bất bình đẳng xã hội.
Bên cạnh đó, chức năng của mình còn là giảm nguy cơ kiện tụng và pháp luật. Bằng cách quản lý tốt các khía cạnh xã hội và môi trường, doanh nghiệp có thể giảm nguy cơ các vụ kiện tụng, phạt tiền và thiệt hại về hình ảnh do các vấn đề liên quan đến xã hội và môi trường có thể gây ra.

Tớ là social, tớ sẽ tạo ra môi trường và kết nối lành mạnh đến tất cả mọi người.
Chính vì thế nên tớ sẽ thu hút và giữ chân các nhân tài cho công ty. Nhân viên thường muốn làm việc cho các tổ chức có ảnh hưởng xã hội tích cực và tạo cơ hội phát triển cá nhân cùng với đó là một môi trường được gắn kết, thoải mái.

Còn tớ là governance, tớ là người đem đến lợi ích trực tiếp cho các doanh nghiệp.
Có tớ, doanh nghiệp sẽ nâng cao hình ảnh thương hiệu và sự uy tín. Quản lý tốt các vấn đề Môi trường, Xã hội và Quản trị có thể tạo lòng tin trong lòng khách hàng, nhà đầu tư và xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của thương hiệu.
Từ việc nâng cao uy tín thương hiệu, tớ sẽ thu hút rất nhiều vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Vì hiện nay trên thế giới, có rất nhiều nhà đầu tư và cổ đông quan tâm đến ESG. Doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn và tiêu chí ESG thường thu hút được sự quan tâm và đầu tư từ những người có tư duy bền vững.
Tớ còn có thể tạo ra giá trị bền vững và lâu dài cho công ty, bằng việc tích hợp các yếu tố này vào chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp có thể giảm rủi ro và tạo ra cơ hội mới, tạo nên sự ổn định và tăng cường hiệu suất tài chính.

Dù việc nhận thức về vấn đề thực hiện các tiêu chuẩn ESG đã được nâng cao không chỉ các doanh nghiệp mà còn trong từng cá nhân, nhưng việc thực hiện được lại là cả 1 bài toán có nhiều khó khăn và cần nhiều sự cân nhắc.

Tớ thấy việc thực hiện ESG còn có quá nhiều khung tiêu chuẩn,
cũng như những khái niệm, quy định khiến cho các doanh nghiệp
còn sự lúng túng, thiếu định hướng và không biết
phải bắt đầu từ đâu...

Cả việc thực hiện xử lý chất thải và đảm bảo vấn đề
ô nhiễm trong các khâu sản xuất nữa. Tớ thấy
các doanh nghiệp rõ ràng phải đầu tư một khoản
chi phí không nhỏ để chuẩn bị về nhân lực, công nghệ,
kỹ thuật… mà muốn có được cả 2 thì không hề dễ,
nhỉ các cậu?

Về vấn đề nhân lực trong doanh nghiệp nữa,
để tuyển dụng nhân sự vừa có chuyên môn về môi trường,
hiểu biết về các vấn đề xã hội và thông thạo các yếu tố
quản trị cũng gây khó khăn cho các nhà tuyển dụng đấy.

Nhìn lại hành trình vài năm trở lại đây, việc lồng ghép ESG vào mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp đang là xu hướng được khuyến khích thực hiện trên toàn cầu. ESG ngày càng trở thành tiêu chí đánh giá mức độ bền vững trong dài hạn của doanh nghiệp, khả năng chống chịu rủi ro tốt hơn trước các vấn đề như biến đổi khí hậu. Theo báo cáo gần đây, các quỹ đầu tư ESG có xu hướng tăng mạnh với quy mô ngày càng lớn, năm 2021 là cột mốc đánh dấu hơn 3 nghìn tỷ USD được đưa vào các quỹ đầu tư xanh. Theo dòng xu hướng ấy, sự phát triển doanh nghiệp ngày nay sẽ bền vững hơn nếu có sự giúp sức của 3 “nguyên tố” E; S; G và hãy cùng tìm hiểu các nhân vật thú vị này qua câu chuyện dưới đây!
CÂU CHUYỆN CỦA
HEINEKEN VIỆT NAM
Dù là xu hướng nhưng trong giai đoạn đầu khi vấn đề phát triển bền vững còn đang rất mới với người tiêu dùng, không tránh khỏi những khó khăn trong việc tiếp cận người tiêu dùng như về độ uy tín, hình ảnh.
Trong hoàn cảnh như thế, theo anh những lợi thế nào dành cho 1 doanh nghiệp khi theo đuổi phát triển bền vững?
Không nằm ngoài xu hướng phát triển bền vững đang ngày càng phổ biến trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đang đón đầu xu hướng từ rất sớm. Bởi người tiêu dùng hiện đại ngày càng có những yêu cầu nhất định cho sản phẩm tiêu dùng của mình. Thứ họ quan tâm không chỉ còn là “chất lượng” sản phẩm mà còn là những “cảm xúc” mà thương hiệu đó mang lại cùng những giá trị và tác động tích cực đến môi trường và cộng đồng. Thấu hiểu tâm lý đó, nhãn hiệu nào hướng tới phát triển bền vững sớm, hẳn sẽ sớm tạo được niềm tin và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Đó cũng là lợi thế so với đối thủ khác.
Có một điều thú vị là phát triển bền vững không phải lúc nào cũng làm tăng chi phí, trong nhiều trường hợp là ngược lại, có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí.
Ví dụ, 2018 là năm mà Heineken Việt Nam làm giảm được 9% độ dày của lon nhôm, đồng thời chọn loại nhôm nhẹ để làm nắp lon. Việc cắt giảm như thế không chỉ hạ mức chi phí khi sản xuất lon bia với số lượng lớn mà còn giúp giảm sử dụng 4000 tấn nhôm mỗi năm.
Hay Heineken Việt Nam cũng đã đưa ra và áp dụng công nghệ T-flute để giảm độ dày của thùng carton, giúp tiết kiệm 3,1% nguyên liệu giấy (tương đương 273 tấn/ năm) song vẫn đồng thời đảm bảo chất lượng mà lại giảm được chi phí và giá thành.
Mặt khác, theo đuổi phát triển bền vững là không thể thiếu việc đầu tư cho các chiến dịch hay dự án, và tất nhiên hoạt động đầu tư như thế sẽ có ảnh hưởng nhất định về giá cả. Tuy nhiên, tiêu dùng xanh những năm gần đây, không ngoài dự đoán, lại là lựa chọn xu hướng của người tiêu dùng. Theo PwC, gần 50% số người được khảo sát cho biết sẽ lựa chọn ưu tiên các sản phẩm tự phân hủy và có tới 80% hướng đến các sản phẩm bền vững, tiết kiệm nhiên liệu. Khảo sát của Nielsen Việt nam đồng thời cho thấy khoảng 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng trả nhiều hơn mức giá cho những sản phẩm có nguyên liệu đảm bảo thân thiện môi trường. Đây quả thực là một con số không nhỏ cho đại diện thị trường những khách hàng “khó tính” của Việt Nam.
Khi theo đuổi phát triển bền vững, việc đầu tư nhiều cho các hoạt động là thiết yếu nhưng đã vô tình làm tăng thêm các chi phí cho doanh nghiệp.
Điều này có ảnh hưởng gì đến quyết định cân nhắc các chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp và làm sao mà các nhãn hiệu có thể vượt qua khó khăn khi chi phí trở nên cao hơn?
Yếu tố đầu tiên anh nghĩ là phát triển bền vững cần đi ra từ cái hồn thương hiệu, có nghĩa là những đặc điểm đặc trưng nhận dạng của thương hiệu (hay thuật ngữ trong ngành gọi là Brand DNA). Hiểu đơn giản, lĩnh vực mà doanh nghiệp tập trung cần phải gắn kết và liên quan mật thiết tới nhãn hiệu.
Ví dụ, bảo vệ nguồn nước là một trong các lĩnh vực mà Heineken Việt Nam luôn chú trọng vì nước đóng vai trò thiết yếu không chỉ cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mà còn là đời sống của cộng đồng.
Điều thứ hai mà các doanh nghiệp cần xác định rõ, đó là tư duy: Walk before talk. Nghĩa là phải bắt tay vào làm và làm được rồi, phải tạo tác động thực sự đến những đối tượng mục tiêu, có kết quả rồi mới truyền thông ra ngoài. Nó cũng tránh trường hợp Greenwashing như em nói - việc tận dụng truyền thông, quảng cáo xanh để thúc đẩy hành vi mua hàng thay vì thực hiện các hoạt động “xanh” thực sự.
Cuối cùng, cũng tương tự là hãy truyền thông có trách nhiệm. Các doanh nghiệp cần đảm bảo việc cung cấp những thông tin chính xác, khách quan và đã được xác thực, tránh gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Chắc hẳn ít ai đã quên vụ bê bối của Volkswagen khi nói dối về mức độ phát thải của những chiếc ô tô hãng này, khi thực tế nó phát thải lên gấp 10 - 40 lần. Hay Walmart và Kohl’s đã từng bị cáo buộc khi cho rằng hàng dệt của họ sử dụng tre thân thiện môi trường, trong khi nó được trồng bằng hóa chất và sử dụng tốn khá nhiều nước.
Trong số nhiều chiến dịch của Heineken Việt Nam, em có thấy “Xanh hơn mỗi ngày” đã tiếp cận được tới đông đảo các bạn gen Z, và cũng tạo ra những giá trị truyền tải về “bền vững” đầy ý nghĩa.
Anh có thể nói cụ thể hơn về quá trình xây dựng và tạo nên thương hiệu riêng từ những chiến dịch đó?
Với cam kết nỗ lực để trở nên “Xanh hơn mỗi ngày”, Heineken đã luôn cố gắng để tiếp tục mang đến những sản phẩm 100% tự nhiên, đảm bảo chất lượng và những trải nghiệm thưởng thức tuyệt vời cho người tiêu dùng, trên hành trình 150 năm tới và xa hơn nữa. Với mong muốn không chỉ mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm xanh hơn, tự nhiên hơn, sự đồng hành của Heineken còn để tạo ra một tương lai tốt đẹp - nơi mọi người có thể tận hưởng những khoảnh khắc cùng nhau.
Có không ít doanh nghiệp khi khẳng định muốn theo đuổi phát triển bền vững lại lợi dụng hình ảnh "thân thiện với môi trường" làm vỏ bọc cho các sản phẩm của mình.
Vậy theo anh đâu là yếu tố then chốt khi theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, tránh để doanh nghiệp đi vào sai lầm như trên?
Bên cạnh đó, lon bia của Heineken có thể tái chế 100%, chai có thể tái sử dụng hơn 20 lần và những két nhựa sử dụng đến hơn 10 năm. Tất cả bao bì sẽ luôn được giữ trong “vòng đời xanh”, trải qua những quá trình khử trùng nghiêm ngặt nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh khắt khe. Những sản phẩm ấy của Heineken cùng lời hứa hẹn góp phần giúp trái đất “xanh hơn mỗi ngày” đang góp phần giúp cho hành trình nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu ấy ngày càng đến gần.
Trong dự án Heineken Greener, Greener Bar cũng lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam. Greener Bar là quầy bar thân thiện với môi trường, được thiết kế nhằm tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn từ nhà máy như chai, két, nắp chai… Khi kết thúc sự kiện, các cây xanh tại quầy bar thì tiếp tục được đem trồng tại nhà máy, còn các nguyên vật liệu lại tiếp tục được trả về nhà máy để chờ “cơ hội” tái sử dụng tiếp theo. Như vậy, việc “Xanh hơn mỗi ngày” không chỉ nằm trong những sản phẩm mà nhãn hàng còn tập trung vào việc cung cấp những trải nghiệm “xanh hơn” cho khách hàng, truyền cảm hứng và kêu gọi sự đồng hành của người tiêu dùng trong hành trình nỗ lực của Heineken.
Từ cảm hứng ấy, xuất phát từ sản phẩm, nguyên liệu làm nên Heineken được tạo ra từ nguyên liệu tự nhiên lúa mạch thuần chất cùng men A thượng hạng, tạo nên vị bia đỉnh cao của Heineken trứ danh. Lúa mạch được trồng theo quy chuẩn toàn cầu về Nông nghiệp bền vững, đảm bảo lợi cho cả môi trường và cộng đồng dân cư địa phương.
Có thể hiểu thế này, doanh nghiệp vẫn đang đảm bảo người tiêu dùng với một mức tiêu thụ đều đặn như cũ nhưng cần “dàn trải” mức tiêu dùng, sử dụng sản phẩm một cách “chậm lại”, có trách nhiệm và để ý tới sức khỏe của mình hơn. Điều ấy không những vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mà còn tạo dựng niềm tin, uy tín trong suy nghĩ khách hàng, khiến họ “tin và chọn” nhiều hơn. Ấy cũng là cơ sở cho sự phát triển trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Về bối cảnh xã hội, thì trong phát triển bền vững, có 3 yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Trong “phát triển bền vững” đã có “phát triển” rồi, tuy nhiên 3 yếu tố then chốt trên sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được sự “phát triển” đó liên tục và lâu dài hơn. Như vậy, thiếu 1 trong 3 thì sự phát triển khó mà được đảm bảo. 3 yếu tố ấy phải tương quan và cùng nhau phát triển. Chúng không thể tồn tại độc lập hay tách rời. Đấy là nguyên lý hoạt động cơ bản của phát triển bền vững.
Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP, người lái xe khi tham gia giao thông đã uống rượu bia có thể bị phạt tiền cao nhất là 40 triệu đồng và đã được áp dụng từ 2022. Chung tay trong việc đóng góp trách nhiệm cộng đồng, “Thưởng thức Heineken có trách nhiệm” là cam kết của Heineken Việt Nam khi khuyến khích việc thưởng thức bia một cách điều độ và có trách nhiệm.
Đây liệu có là mâu thuẫn khi doanh nghiệp sản xuất lại đưa ra cam kết khuyến khích sự hạn chế trong việc sử dụng sản phẩm của chính mình? Và liệu những bối cảnh xã hội có đang phần nào kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp?
Bối cảnh chung là vậy, nhưng hãy cùng đặt ESG vào trong câu chuyện cụ thể cùng sự phát triển của HEINEKEN Việt Nam qua những lời chia sẻ dưới đây của anh Hoàng - Sustainability Manager tại Heineken Việt Nam.
Anh Nguyễn Hữu Hoàng - Sustainability Manager tại Heineken Việt Nam
SỰ CHUẨN BỊ CỦA
SINH VIÊN
Trong thế giới ngày càng nhận thức về tác động của con người đối với môi trường và xã hội, phát triển bền vững đã trở thành một ưu tiên toàn cầu. Với việc áp dụng các nguyên tắc của phát triển bền vững, các ngành công nghiệp và doanh nghiệp đang thay đổi cách thức mình hoạt động. Vậy, sinh viên cần chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng gì để đón đầu xu hướng phát triển bền vững?
Sinh viên cần phải có khả năng tư duy hệ thống để nhìn nhận và hiểu rõ sự phức tạp của các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững. Điều này bao gồm việc nhận thức về các tác động và tương tác giữa các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế.
Tư duy hệ thống
Sinh viên cần phải nắm vững kiến thức về các nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững, bao gồm khả năng đánh giá tác động xã hội và môi trường của các quyết định và hành động.
Kiến thức về phát triển bền vững
Để thực hiện và thúc đẩy các dự án và sáng kiến phát triển bền vững, sinh viên cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để làm việc trong các nhóm đa dạng và truyền đạt thông điệp về phát triển bền vững một cách hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp và tương tác
Khả năng phân tích dữ liệu và quản lý dự án là quan trọng để đánh giá hiệu suất và tiến độ của các sáng kiến và dự án phát triển bền vững.
Kỹ năng phân tích và quản lý dự án
Như vậy, có thể thấy các “nguyên tố” E; S; G không chỉ là xu hướng sớm chiều và nhất thời. Mà câu chuyện cho ta hiểu đây thực sự là đòn bẩy vững chắc cho những sự chuyển đổi và mong muốn phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đi kèm với đó, sự chuẩn bị về kiến thức và tư duy về những tiêu chuẩn này chắc chắn là 1 trong những hành trang xách tay mà sinh viên cần trang bị thêm trên hành trình chinh phục những tập đoàn lớn. Hãy cùng lưu lại câu chuyện của các cô cậu E; S; G để có những bước trang bị kỹ lưỡng, sẵn sàng tinh thần đáp ứng và vươn xa!
Nhà tuyển dụng ngày càng đánh giá cao những ứng viên có kiến thức và kỹ năng liên quan đến phát triển bền vững. Không chỉ về mặt chuyên môn, doanh nghiệp còn đánh giá rất cao với những ứng viên có tinh thần tự học, luôn học hỏi với thái độ vươn lên, phát triển bản thân. Cùng với đó là sự nhiệt huyết cho phát triển bền vững, kiên trì theo đuổi và có trách nhiệm.
Facebook: https://www.facebook.com/yec.ktqd/
Website: kinhtetre.net
Email: yec.neu@kinhtetre.net
Hotline: 086 603 6175 (Ms. Phuong Anh)

LIÊN HỆ

ĐỊA CHỈ

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
National Economics University
207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng,
Hà Nội, Việt Nam